Trồng Cây bắt mồi bao lâu thì chết?

Rất nhiều bạn tôi trồng cây bắt mồi bao lâu thì chết? hoặc tuổi thọ của cây bắt mồi là bao lâu?

Theo kinh nghiệm của tôi xin trả lời rằng, hiện tôi đã trồng cây bắt mồi được gần 10 năm và cây bắt mồi nắp ấm mirabilis đầu tiên của tôi hiện giờ vẫn sống rất tốt và là cây giống tổ tiên của vườn hiện nay, mỗi năm đều cho ra hàng chục nhánh và hàng trăm cây con mới.

Đây là một câu hỏi chung chung về cây bắt mồi nên rất khó có thể trả lời chính xác bởi cây bắt mồi có rất nhiều giống và rất nhiều loài, mỗi loài ngoài đặc tính chung là bắt mồi để bổ sung dinh dưỡng thì gần như mỗi loài đều khác nhau về mặt sinh lý thực vật (cơ chế bắt mồi, địa lý, địa hình, địa chất, nước, ánh sáng, độ ẩm...) nên mỗi loài đều có tuổi thọ khác nhau...

vậy theo kinh nghiệm của tôi thì cây nắp ấm mirabilis có tuổi thọ từ 10 trở lên, khi nào cây chết tôi sẽ cập nhật lại kaka.

Theo một số bạn trồng nắp ấm ở nước ngoài có bạn đã trồng được cây hơn 19 năm tuổi.

và vào khoảng năm 2014 có một nhóm nhà thám hiểm ở indonesia đã phát hiện ra một sườn đồi đầy Cây nắp ấm Ampullaria, mà tất cả các cây và ấm ở đây đều rất giống nhau, sau đó họ đã phát hiện ra rằng tất cả chúng dường như được nối với nhau bằng một thân rễ ngầm nằm dưới mặt đất. Theo quan sát và nghiên cứu họ đã suy đoán vào thời xa xưa cây nắp ấm đầu tiên ở đó đã mọc lên cao và gãy ngã ra nền rừng từ những đoạn thân gãy những chồi nách đã phát triển thành những cây nắp ấm ampullaria mới và càng lúc càng phát triển rộng ra khắp sườn đồi cho đến ngày hôm nay. như vậy cho thấy cây nắp ấm Ampullaria có tuổi thọ đạt đến hơn 100 năm tuổi mà vẫn đang phát triển tốt.

Loài venus Flytrap thì hiện mình đã trồng được hơn 2 năm và cũng chưa thấy hiện tượng chết già.

Loài gọng vó ví dụ như Brumanii thì thường có tuổi thọ thấp hơn trung bình khoảng 6-12 tháng nhưng nếu chăm sóc đúng điều kiện cây có thể sống đến 2 năm.

và kết luận cuối cùng các loài cây bắt mồi đa số sẽ có tuổi thọ khá cao so với các loài thân thảo khác. và thường cây chết đa số là do bệnh hoặc trồng trong điều kiện không thích hợp. Do đặc tính sinh tồn rất mạnh nên chúng cũng có khá nhiều biện pháp giúp chúng có thế hệ sau nối tiếp như ra hoa hạt, hoặc mọc chồi con ở bên cạnh gốc, hoặc chính thân cây mẹ gãy ngã cũng sẽ mọc rễ và chồi cây mới, Cây bắt mồi nói chung có tuổi thọ khá cao nếu chúng ta chăm sóc tốt chúng có thể có tuổi thọ đến hàng trăm năm như các loài cây cổ thụ lâu năm khác.