Cây bắt mồi ở miền trung việt nam

Miền trung Việt Nam là nơi nắng gió khắc nghiệt nhất nước, nhưng cũng do đó mà sản sinh ra nhiều loài thực vật kỳ thú, đặc biệt là loài thực vật có khả năng bắt mồi, nơi đây sở hữu đến 3 loại cây bắt mồi là cây nắp ấm, gọng vó bèo đất, gọng vó tua vòi (từ địa phương).

1. Cây nắp ấm

Cây nắp ấm thường mọc dọc theo các con suối, bàu, các khe, vùng trũng nước quanh năm. Cây nắp ấm ở đây tương đối nhiều và thường mọc chung với các loài cây cỏ khác và hay leo bám lên cây những cây mua. cây nắp ấm là loài cây thân cỏ lâu năm dạng leo, cuối mỗi lá thường sẽ hình thành một cái túi ( gọi là ấm) có nắp che phía trên rất dễ thương. ấm có màu xanh, bên trong có chứa nước khoảng 1/3 ấm, nước này có chứa các loại vi khuẩn và enzim tiêu hóa, phía trên nắp có mật ngọt để dụ côn trùng, khi côn trùng đến ăn thì sẽ rơi xuống ấm và sẽ chết đuối bởi nước, sau đó vi khuẩn và các enzim sẽ phân giải xác côn trùng thành chất dinh dưỡng được hấp thu vào nuôi dưỡng cây.

2. Cây gọng vó bèo đất

Đây là loài cây thu hút chúng ta ngày cái nhìn đầu tiên với hình dáng như một bông hoa mọc sát đất, có màu đỏ rực rỡ, những giọt sương long lanh khi ánh sáng chiếu xuyên qua rất dễ làm say đắm lòng người. Những giọt sương này cũng chính là những giọt keo dính có khả năng tiết ra mùi hương thơm dụ côn trùng đến và dính vào bẫy. sau đó keo sẽ được tiết ra nhiều hơn bao phủ khắp nạn nhân đồng thời những giọt keo cũng có chứa enzim tiêu hóa, xác côn trùng được phân giải và hấp thu vào cây, bông hoa xinh đẹp nhưng cơ chế bẫy côn trùng không đẹp tí nào phải không các bạn.

3. Cây gọng vó Tua vòi

Cây tua vòi được dân địa phương gọi và đặt tên cho cây bời vì cây có hình dáng như một con bạch tuột bị cắm vào que nướng. với những cái vòi hướng lên trên có đầy những giọt keo chết chóc như cây bèo đất. cây cũng có cơ chế bẫy côn trùng giống như cây bèo đất, nhưng do cây cao hơn và chủ động bắt các loại côn trùng bay như ong, bướm, muỗi, ruồi...

Ngày xưa các loài cây bắt mồi này mọc rất nhiều trên cát dọc những vùng ven biển tỉnh Quảng Bình, nhưng nay do việc sử dụng đất của con người nên hầu như cây bắt mồi còn rất ít phải nói là khá hiếm và hầu như muốn tuyệt chủng.

Cây bắt mồi là một loài cây cực kỳ độc đáo, nhưng với sự phát triển vô ý thức của con người, mà loài cây này đã thích nghi được với cái nắng, cái gió khắc nghiệt ở vùng đất miền trung, cây bắt mồi ở miền trung gần như sắp biến mất hoàn toàn.