hoa an thit nguoi

Đôi lúc chúng ta tự hỏi liệu hoa ăn thịt người có tồn tại đâu đó trong một khu rừng nguyên sinh mà con người chưa tìm ra được. Hay hoa ăn thịt người nguy hiểm đến mức bất cứ ai gặp nó đều không còn đường trở về hoặc chưa có cơ hội chụp một bức ảnh về loài hoa ăn thịt người vô cùng nguy hiểm và đặc biệt này.

Vậy trên thế giới này có tồn tại một loài lai giữa động vật và thực vật hay không?

Có rất nhiều truyền thuyết của nhiều dân tộc trên thế giới kể về hoa ăn thịt người. Các nhà khoa học cũng không bỏ qua một đề tài khoa học vô cùng hấp dẫn "nghiên cứu về Plantimals (tạm dịch là sinh động thực vật)"

1- Đầu tiên là tin đồn về cây Venus flytrap còn gọi là cây bắt ruồi. báo cáo đầu tiên về cây bắt ruồi được trình bày cho các nhà khoa học từ năm 1760. người trình bày mô tả rằng cây bắt ruồi biết di chuyển đuổi theo con mồi và kẹp chặt con mồi bằng răng mọc từ hai rìa lá. Sau thông tin đó các nhà thực vật học hoàng gia Anh nhanh chóng vào cuộc điều tra về cây bắt ruồi và nhanh chóng nhận ra thực tế cây bắt ruồi không có khả năng di chuyển để bắt con mồi mà chỉ có thể chủ động tiết mật dụ mồi vào bẫy và đóng lại sau đó tiết enzim tiêu hóa. dù cũng hơi thất vọng về tin đồn loài hoa ăn thịt người này nhưng các nhà khoa học cũng đã phát có một phát hiện đầu tiên về loài cây có khả năng bắt mồi, tiêu hóa để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

2- Loài gọng vó với các xúc tua có khả năng tiết chất keo nhầy nhụa và quấn chặt con mồi.

Một lần nữa các nhà khoa học cũng chưa hài lòng vì tất cả các loài gọng vó đều có kích thước khá nhỏ bé, từ vài cm đến loài King regiant to nhất cũng chỉ 50cm với các xúc tua rất mềm chỉ có khả năng bắt được các loài côn trùng nhỏ.

Với thực tế như vậy thì thật khác xa loài hoa ăn thịt người mà mọi người vẫn đang tìm kiếm. Nhưng chưa dừng lại ở đây.

3- Đến năm 1920 cây nắp ấm đầu tiên đã được trưng bày giới thiệu với mọi người như là loài hoa ăn thịt người. do cây tạo ra những cái ấm có kích thước khá lớn ( loài nắp ấm Raja) ấm có thể bẫy và tiêu hóa được các loại động vật có vú nhỏ, bò sát, chim nếu chúng rơi vào ấm.

4- Hoa ăn thịt người ở Madagascar

Còn có tên là tepe hoặc cây ăn thịt người madagascar, là loài hoa ăn thịt người độc đáo được báo cáo vào năm 1878 bởi nhà thực vật học Carle Liche, ông mô tả rằng loài hoa ăn thịt mà ông tìm thấy có hình dạng giống như một hoa huệ biển hóa thạch hoặc giống như hoa một lyli khổng lồ, và trong báo cáo ông cũng ghi rằng mình đã chứng kiến sự hiến thân để tế thần của một cô gái tộc Mkodo bản địa. thân cây ông mô tả như thân cây dứa, trên ngọn có 8 lá rộng, dài 11-12ft rủ xuống mặt đất, phía trung tâm thân cây rỗng và chứa chất dịch lỏng, bao quanh phía trên là các sợi lông màu xanh, Liche báo cáo rằng nạn nhân hiến tế đã bị bắt phải leo lên cây và uống chất dịch lỏng trong thân cây sau đó các xúc tua bắt đầu hoạt động tóm lấy và siết chặt cô về trong thân cây để bắt đầu quá trình tiêu hóa.

Sau khi báo cáo được công bố các nhà làm phim đã cho ra đời một tập phim chiếu về hoa ăn thịt madagascar với hình ảnh dàn dựng tương tự với báo cáo của Carle Liche.

Huyền thoại về cây hoa ăn thịt vùng madagascar một lần nữa được thiết lập vững chắc hơn nhờ vào

Chase Salmon Osborn, cựu Thống đốc bang Michigan, trong cuốn sách năm 1924 của mình, Ông tái bản báo cáo Liche, và nói thêm rằng cả hai bộ lạc và các nhà truyền giáo trên Madagascar biết cây khổng lồ này.

Tuy nhiên, vào năm 1955 Salamander xuất bản cuốn sách của ông vào một kỳ khác cùng khoa học giả Willy Ley xác định rằng "Mkodo bộ lạc", Carle Liche, và cây hoa ăn thịt vùng madagascar tất cả dường như là bịa đặt.

Nhưng một lần nữa huyền thoại hoa ăn thịt vùng madagascar lại sống lại trong một lá thư năm 1998 đc gửi đến Karl Shuker, Ivan Mackerle nhà thám hiểm người cộng hòa Séc, báo cáo từ chuyến thám hiểm Madagascar của mình rằng: "Chúng tôi tìm thấy cây hoa ăn thịt người Madagascar, ông mô tả cây sử dụng khí độc khi nó có hoa. Chúng tôi lấy mặt nạ phòng hơi độc để bảo vệ chính mình, nhưng cây không nở hoa vào thời điểm đó. Chúng tôi đã nhìn thấy một bộ xương của một con chim chết và một con rùa chết dưới gốc cây. Cây chỉ mọc ở một vài chỗ trong Madagascar và rất hiếm. Rất khó khăn để tìm thấy nó. "

Shuker cho biết thêm rằng các cây hoa ăn thịt người vào ngày 29 tháng 5 năm 1995, ông tuyên bố đã phát hiện ra một giống loài của cây tepe cây có niên đại 1875 ba năm sớm hơn so với báo cáo "Liche". Giống loài này được đặt là cây huyền thoại ở New Guinea chứ không phải là hoa ăn thịt người vùng Madagascar.

Từ đó các Cây ăn thịt tương tự cũng đã được bổ sung vào báo cáo ở Trung Mỹ, Nam Mỹ , Mexico và các nơi khác. Giống như Tepe, các vampire Ya-te-veo ( "Tôi có thể nhìn thấy bạn") của Trung Mỹ cũng được mô tả giống như con mực có nhiều xúc tu, hoặc chồi, trên đỉnh, thân ngắn và dày của nó, bắt mồi trong cùng một cách giống như hải quỳ. Lưỡi với hàm răng sắc nhọn, những chồi lá treo xuống đất, nằm bất động cho đến khi con mồi bước vào trong phạm vi. Sau đó, các xúc tu bắt đầu hành động, quấn xung quanh nạn nhân giống như con rắn, ép nạn nhân vào thân cây, nơi mà cơ thể đang bị xuyên thủng bởi các gai giống như dao găm cho máu chảy ra như bị vắt khô, hấp thụ vào cây. Tên của cây này được cho là có nguồn gốc từ tiếng rít do sự kích động của tua răng lởm chởm của nó va với nhau.

Hết phần 1

còn tiếp

Sao chép vui lòng để nguồn từ

www.caybatmoi.net